Các hộ dân chuyển về nhà mới tại khu nhà ở xã hội Blue House tại phường Nại Hiên Đông, Đà Nẵng trong những ngày đầu Xuân 2013. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Tại phiên họp đầu năm của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định rằng mục tiêu số một là hoàn thiện chính sách liên quan đến phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò tham mưu của các hiệp hội nghề nghiệp. Nghệ thuật trong điều hành là phải xác định được đúng mức độ tham gia, can thiệp của Nhà nước; nên cảnh báo kịp thời, tránh thả nổi dẫn đến phát triển tự phát như thời gian qua. Như với thị trường thép, khi đã nhận thấy sự bất hợp lý, Nhà nước dừng không cấp phép cho các dự án.
Tại phiên họp đầu năm của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định rằng mục tiêu số một là hoàn thiện chính sách liên quan đến phát triển nhà ở và thị trường bất động sản, đồng thời phát huy hơn nữa vai trò tham mưu của các hiệp hội nghề nghiệp.
Theo Phó Thủ tướng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng vì tác động mạnh và trực tiếp đến thị trường. Khi phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, nếu Nhà nước can thiệp quá sâu, sẽ hạn chế tính thị trường.
Nghệ thuật trong điều hành là phải xác định được đúng mức độ tham gia, can thiệp của Nhà nước; nên cảnh báo kịp thời, tránh thả nổi dẫn đến phát triển tự phát như thời gian qua. Như với thị trường thép, khi đã nhận thấy sự bất hợp lý, Nhà nước dừng không cấp phép cho các dự án.
Không chỉ bất động sản mà nhiều lĩnh vực đã rơi vào tình trạng bị thị trường “lôi đi,” mất cân bằng cung cầu. Kinh nghiệm từ một số quốc gia cho thấy, phát huy vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp đạt kết quả khá tốt. Thành công ở Việt Nam có thể dẫn chứng từ các vụ kiện chống bán phá giá một số mặt hàng như giày da, ca tra, dệt may…
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo chú ý tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trên toàn quốc. Vấn đề phải được nhận thức dưới nhiều góc nhìn khác nhau để bắt đúng bệnh, mới có giải pháp chữa trị hiệu quả, chính xác. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, Ban chỉ đạo cần thống nhất những việc cần phải làm, có giải pháp cụ thể phù hợp với từng chương trình phát triển nhà ở theo các nhóm đối tượng.
Năm nay, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung gỡ khó khăn về nguồn vốn, tiến độ cấp vốn, lãi suất tín dụng… cho các chương trình nhà ở mục tiêu; chủ động trong quy hoạch các khu dân cư theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu vì sẽ có nhiều khu vực bị sạt lở lớn, không xây dựng và phát triển được. Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội để người có thu nhập thấp cũng được hưởng những hạ tầng cơ bản ở mức tốt, đây là cách để xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo.
Một số dự án cụ thể có thể xem xét giải quyết riêng theo hướng linh hoạt, đảm bảo yêu cầu tháo gỡ được khó khăn, tạo thanh khoản, xử lý nợ xấu… nhưng cơ bản vẫn phải theo nguyên tắc chung; cơ cấu lại thị trường bất động sản, chuyển dần phân khúc cao cấp sang phân khúc có cầu lớn…
Tất cả các giải pháp liên quan đến thị trường bất động sản đều phải đặt mục tiêu chung là góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ, bảo đảm kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Nếu không nỗ lực thì sẽ “vỡ trận,” không ổn định được kinh tế vĩ mô, cũng không có một thị trường bất động sản ổn định và bền vững; các hỗ trợ đã được đưa ra trong nghị quyết, cần phải triển khai.
Giải pháp phải đồng bộ vì không thể chỉ một giải pháp mà giải quyết được tất cả các bài toán khó khăn; cần tăng thanh khoản, thu hút vốn từ xã hội. Thị trường bất động sản tuy chưa khởi sắc rõ ràng nhưng từ cuối năm 2012 đã bắt đầu lấy lại lòng tin do đó càng phải chú ý tăng tính minh bạch.
Phát huy kết quả này, trong năm này cần tiếp tục hoàn thành các chương trình nhà ở theo Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Đặc biệt, cơ chế tín dụng cho người mua cần triển khai khẩn trương hơn cùng với thông tư hướng dẫn chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết nếu không thông về quan điểm thì không thể thực hiện được nhiệm vụ rất nặng nề đó là xây dựng chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản. Chính lúc khó khăn là khi nhìn nhận rõ nhất về những non yếu của thị trường bất động sản.
Vì vậy, trọng tâm năm nay vẫn là tập trung để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bởi nó có ý nghĩa lâu dài. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường phải gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng có cạnh tranh, Nhà nước khuyến khích nhưng giá được kiểm soát để phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Khi Nghị định nhà ở xã hội được ban hành thì đối tượng sẽ được cụ thể và phủ kín, thay thế cho Nghị định 66, 67.
Nếu giải cứu thị trường bất động sản gắn với việc thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở sẽ tháo gỡ khó khăn cho rất nhiều ngành, cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề như cân đối cung cầu; đáp ứng yêu cầu về nhà ở của đại đa số người dân có thu nhập thấp; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làm thị trường ấm lên, từ đó giải quyết được ổn định kinh tế vĩ mô; đưa giá nhà về giá trị thực, đi đôi với tăng nhu cầu tiêu dùng…
Hiện nhiều doanh nghiệp quan tâm đến nhà ở xã hội nhưng có địa phương lại chưa quan tâm. Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ có văn bản chỉ đạo các địa phương vào cuộc bởi nhà ở xã hội hiện nay vẫn thiếu. Về nguồn tài chính cho bất động sản, quan trọng nhất vẫn là gói tín dụng ưu đãi với lãi suất cho người mua nhà chỉ nên ở mức 5-6%/năm./.
Theo Phó Thủ tướng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng vì tác động mạnh và trực tiếp đến thị trường. Khi phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường, nếu Nhà nước can thiệp quá sâu, sẽ hạn chế tính thị trường.
Nghệ thuật trong điều hành là phải xác định được đúng mức độ tham gia, can thiệp của Nhà nước; nên cảnh báo kịp thời, tránh thả nổi dẫn đến phát triển tự phát như thời gian qua. Như với thị trường thép, khi đã nhận thấy sự bất hợp lý, Nhà nước dừng không cấp phép cho các dự án.
Không chỉ bất động sản mà nhiều lĩnh vực đã rơi vào tình trạng bị thị trường “lôi đi,” mất cân bằng cung cầu. Kinh nghiệm từ một số quốc gia cho thấy, phát huy vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp đạt kết quả khá tốt. Thành công ở Việt Nam có thể dẫn chứng từ các vụ kiện chống bán phá giá một số mặt hàng như giày da, ca tra, dệt may…
Phó Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo chú ý tăng cường thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành trên toàn quốc. Vấn đề phải được nhận thức dưới nhiều góc nhìn khác nhau để bắt đúng bệnh, mới có giải pháp chữa trị hiệu quả, chính xác. Cùng với việc tiếp tục hoàn thiện thể chế, Ban chỉ đạo cần thống nhất những việc cần phải làm, có giải pháp cụ thể phù hợp với từng chương trình phát triển nhà ở theo các nhóm đối tượng.
Năm nay, Phó Thủ tướng yêu cầu tập trung gỡ khó khăn về nguồn vốn, tiến độ cấp vốn, lãi suất tín dụng… cho các chương trình nhà ở mục tiêu; chủ động trong quy hoạch các khu dân cư theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu vì sẽ có nhiều khu vực bị sạt lở lớn, không xây dựng và phát triển được. Đặc biệt, cần kiểm soát chặt chẽ quỹ đất 20% dành xây dựng nhà ở xã hội để người có thu nhập thấp cũng được hưởng những hạ tầng cơ bản ở mức tốt, đây là cách để xóa bỏ chênh lệch giàu nghèo.
Một số dự án cụ thể có thể xem xét giải quyết riêng theo hướng linh hoạt, đảm bảo yêu cầu tháo gỡ được khó khăn, tạo thanh khoản, xử lý nợ xấu… nhưng cơ bản vẫn phải theo nguyên tắc chung; cơ cấu lại thị trường bất động sản, chuyển dần phân khúc cao cấp sang phân khúc có cầu lớn…
Tất cả các giải pháp liên quan đến thị trường bất động sản đều phải đặt mục tiêu chung là góp phần thực hiện tốt Nghị quyết 01 và 02 của Chính phủ, bảo đảm kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Nếu không nỗ lực thì sẽ “vỡ trận,” không ổn định được kinh tế vĩ mô, cũng không có một thị trường bất động sản ổn định và bền vững; các hỗ trợ đã được đưa ra trong nghị quyết, cần phải triển khai.
Giải pháp phải đồng bộ vì không thể chỉ một giải pháp mà giải quyết được tất cả các bài toán khó khăn; cần tăng thanh khoản, thu hút vốn từ xã hội. Thị trường bất động sản tuy chưa khởi sắc rõ ràng nhưng từ cuối năm 2012 đã bắt đầu lấy lại lòng tin do đó càng phải chú ý tăng tính minh bạch.
Phát huy kết quả này, trong năm này cần tiếp tục hoàn thành các chương trình nhà ở theo Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Đặc biệt, cơ chế tín dụng cho người mua cần triển khai khẩn trương hơn cùng với thông tư hướng dẫn chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết nếu không thông về quan điểm thì không thể thực hiện được nhiệm vụ rất nặng nề đó là xây dựng chính sách về nhà ở và thị trường bất động sản. Chính lúc khó khăn là khi nhìn nhận rõ nhất về những non yếu của thị trường bất động sản.
Vì vậy, trọng tâm năm nay vẫn là tập trung để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản bởi nó có ý nghĩa lâu dài. Việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường phải gắn với thực hiện chiến lược phát triển nhà ở. Nhà ở xã hội có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng có cạnh tranh, Nhà nước khuyến khích nhưng giá được kiểm soát để phù hợp với khả năng chi trả của đại bộ phận người dân. Khi Nghị định nhà ở xã hội được ban hành thì đối tượng sẽ được cụ thể và phủ kín, thay thế cho Nghị định 66, 67.
Nếu giải cứu thị trường bất động sản gắn với việc thực hiện Chiến lược Phát triển nhà ở sẽ tháo gỡ khó khăn cho rất nhiều ngành, cùng lúc giải quyết được nhiều vấn đề như cân đối cung cầu; đáp ứng yêu cầu về nhà ở của đại đa số người dân có thu nhập thấp; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làm thị trường ấm lên, từ đó giải quyết được ổn định kinh tế vĩ mô; đưa giá nhà về giá trị thực, đi đôi với tăng nhu cầu tiêu dùng…
Hiện nhiều doanh nghiệp quan tâm đến nhà ở xã hội nhưng có địa phương lại chưa quan tâm. Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ có văn bản chỉ đạo các địa phương vào cuộc bởi nhà ở xã hội hiện nay vẫn thiếu. Về nguồn tài chính cho bất động sản, quan trọng nhất vẫn là gói tín dụng ưu đãi với lãi suất cho người mua nhà chỉ nên ở mức 5-6%/năm./.
Thu Hằng (TTXVN)