Chỉ số thể hiện mức doanh thu trên số phòng hiện có của khách sạn (RevPAR) tăng trưởng 8,4% so với cùng kỳ - một mức được đánh giá cao.
Tổng cộng có 1.008 phòng được thêm vào nguồn cung khách sạn Hà Nội vào quý IV/2019, tăng tổng nguồn cung lên 18.699 phòng, với 97% nguồn cung mới nằm ở phân khúc trung và cao cấp. Đến năm 2021, Hà Nội sẽ có hơn 20.400 phòng, trong đó với 59,8% thuộc phân khúc cao cấp.
Theo JLL, với nỗ lực chủ động quảng bá du lịch, thị trường mục tiêu mới (Bắc Mỹ, Australia) và sự tăng trưởng tốt của nguồn cung khách sạn, Hà Nội được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng về lượng khách du lịch và hiệu suất giao dịch khách sạn ổn định trong ba năm tới.
Tại TP HCM, chỉ số giá bán trung bình của một phòng (ADR) toàn ngành tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
1.114 phòng đã được thêm, nâng tổng nguồn cung lên khoảng 20.200 phòng. Vào 2020, nguồn cung mới được dự đoán sẽ chậm lại do chính phủ siết chặt quá trình phê duyệt dự án. Tuy nhiên, đến cuối năm 2021, nguồn cung toàn thành phố dự kiến sẽ đạt 22.000 phòng, trong đó 55,4% sẽ nằm ở phân khúc cao cấp.
Với nguồn cung tương lai năm 2020 được dự đoán hạn chế, hiệu suất toàn ngành tăng trưởng tích cực trong ngắn và trung hạn.
Một góc TP HCM nhìn từ trên cao. Ảnh: Vinhomes |
Tại Đà Nẵng, đơn vị nghiên cứu cho hay, do tốc độ bổ sung nguồn cung mới chậm lại từ đầu năm 2019, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn tăng nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chỉ số ADR toàn ngành giảm 13,2% và có dấu hiệu thừa cung. Nguồn cung khách sạn trong tương lai, giai đoạn 2019-2021, dự kiến bổ sung khoảng 9.379 phòng, trong đó 81,8% trong phân khúc cao và trung cấp.
Tuy nhiên, theo JLL, do tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế có thể chậm lại, sự thiếu hụt mảng giải trí về đêm và nguồn cung khách sạn liên tục tăng, trong ba năm tới, hiệu suất khách sạn dự kiến giảm đi.
Nguyễn Hà