Ngày 24/7, Bộ Xây dựng và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ký kết Chương trình phối hợp hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.
Theo mục tiêu của Chương trình phối hợp đề ra, Bộ Xây dựng và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện, hoàn thành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, thể hiện rõ sự quyết tâm, vai trò của Bộ Xây dựng và thành phố.
Chương trình phối hợp sẽ tập trung vào bảy nội dung.
Các nội dung đó là xây dựng Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội đến năm 2020 trong đó xác định các chỉ tiêu giải quyết và phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng hàng năm; nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhà ở; khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, vốn ODA.
Nội dung tiếp theo là đẩy nhanh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết; phối hợp chỉ đạo, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trực thuộc Bộ và Thành phố tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở cho công nhân, sinh viên; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong phát triển nhà ở; hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy về phát triển nhà ở và phát triển nhà ở các cấp của thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, chiến lược quốc gia về nhà ở với tầm nhìn dài hạn đã khẳng định quan điểm rất quan trọng là “phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân.” Do đó, ngoài việc tạo điều kiện để thị trường nhà ở phát triển, chiến lược này đã chú trọng phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người nghèo, người có thu nhập thấp không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược nhà ở, đặc biệt tại các đô thị lớn, có tính quyết định như thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ và thành phố cần tập trung làm tốt các nội dung phối hợp đã đề ra và đây sẽ là một hình mẫu để Bộ triển khai tại các địa phương khác, bên cạnh đó cũng cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương, của cả hệ thống chính trị và của người dân.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nội dung quan trọng nhất của Chương trình phối hợp giữa Bộ và Hà Nội là việc nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách về phát triển, quản lý nhà ở xã hội cho phù hợp với tình hình của Hà Nội. Với những chính sách vượt thẩm quyền của Bộ và Thành phố sẽ đề xuất cho thực hiện thí điểm, trước khi hình thành pháp luật chính thức.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu về nhà ở xã hội của Hà Nội dự kiến cần khoảng 10 triệu m2 sàn (mỗi năm cần khoảng 2 triệu m2 sàn).
Theo dự kiến, nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê là 1,6 triệu m2 sàn, đáp ứng 250.000 chỗ ở; nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp tại đô thị là 4,1 triệu m2 sàn, đáp ứng 82.000 căn hộ; nhà ở cho công nhân là 3,7 triệu m2 sàn, đáp ứng 320.000 người; nhà ở phục vụ tái định cư là 2 triệu m2 sàn, đáp ứng 26.000 căn hộ.
Tuy nhiên, do khả năng huy động các nguồn lực từ ngân sách trung ương, địa phương cũng như của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong giai đọan này theo dự kiến là rất khó khăn. Do đó, giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội phấn đấu thực hiện xây dựng tối thiểu đạt khoảng 4,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội./.
Theo mục tiêu của Chương trình phối hợp đề ra, Bộ Xây dựng và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ để triển khai thực hiện, hoàn thành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt, thể hiện rõ sự quyết tâm, vai trò của Bộ Xây dựng và thành phố.
Chương trình phối hợp sẽ tập trung vào bảy nội dung.
Các nội dung đó là xây dựng Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội đến năm 2020 trong đó xác định các chỉ tiêu giải quyết và phát triển nhà ở cho từng nhóm đối tượng hàng năm; nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhà ở; khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn thu từ chuyển quyền sử dụng đất, vốn ODA.
Nội dung tiếp theo là đẩy nhanh việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết; phối hợp chỉ đạo, giao nhiệm vụ và tạo điều kiện cho các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trực thuộc Bộ và Thành phố tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở cho công nhân, sinh viên; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong phát triển nhà ở; hoàn thiện mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy về phát triển nhà ở và phát triển nhà ở các cấp của thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, chiến lược quốc gia về nhà ở với tầm nhìn dài hạn đã khẳng định quan điểm rất quan trọng là “phát triển nhà ở là trách nhiệm của Nhà nước, của xã hội và của người dân.” Do đó, ngoài việc tạo điều kiện để thị trường nhà ở phát triển, chiến lược này đã chú trọng phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu của người nghèo, người có thu nhập thấp không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược nhà ở, đặc biệt tại các đô thị lớn, có tính quyết định như thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ và thành phố cần tập trung làm tốt các nội dung phối hợp đã đề ra và đây sẽ là một hình mẫu để Bộ triển khai tại các địa phương khác, bên cạnh đó cũng cần có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các địa phương, của cả hệ thống chính trị và của người dân.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nội dung quan trọng nhất của Chương trình phối hợp giữa Bộ và Hà Nội là việc nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách về phát triển, quản lý nhà ở xã hội cho phù hợp với tình hình của Hà Nội. Với những chính sách vượt thẩm quyền của Bộ và Thành phố sẽ đề xuất cho thực hiện thí điểm, trước khi hình thành pháp luật chính thức.
Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho biết, trong giai đoạn 2011-2015, nhu cầu về nhà ở xã hội của Hà Nội dự kiến cần khoảng 10 triệu m2 sàn (mỗi năm cần khoảng 2 triệu m2 sàn).
Theo dự kiến, nhà ở cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê là 1,6 triệu m2 sàn, đáp ứng 250.000 chỗ ở; nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với người có thu nhập thấp tại đô thị là 4,1 triệu m2 sàn, đáp ứng 82.000 căn hộ; nhà ở cho công nhân là 3,7 triệu m2 sàn, đáp ứng 320.000 người; nhà ở phục vụ tái định cư là 2 triệu m2 sàn, đáp ứng 26.000 căn hộ.
Tuy nhiên, do khả năng huy động các nguồn lực từ ngân sách trung ương, địa phương cũng như của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong giai đọan này theo dự kiến là rất khó khăn. Do đó, giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội phấn đấu thực hiện xây dựng tối thiểu đạt khoảng 4,7 triệu m2 sàn nhà ở xã hội./.
Minh Nghĩa (Vietnam+)