* Bảo đảm sự thống nhất trong chiến lược chung để Thủ đô là động lực phát triển cho đất nước
LTS: Ngày 6-7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1081/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hiện nay, TP Hà Nội đang phối hợp với Bộ Xây dựng hoàn thiện toàn bộ hồ sơ bản vẽ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng trước ngày 1-8 tới. Hôm qua 19-7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã trả lời phỏng vấn một số cơ quan thông tấn báo chí và Báo Hànộimới về nội dung, ý nghĩa của các bản quy hoạch này, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện và những vấn đề liên quan.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trả lời phỏng vấn. |
- Xin Chủ tịch đánh giá về ý nghĩa, vai trò của Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt?
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Trước hết, đây là quy hoạch tổng thể phát triển đầu tiên của Thủ đô Hà Nội trên bình diện mới, nghĩa là sau khi được điều chỉnh địa giới. Thứ hai là quy hoạch với những nội dung hết sức quan trọng, bao gồm quan điểm, mục tiêu, cả mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu, định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực, phương hướng tổ chức không gian, trọng tâm, danh mục các chương trình, dự án ưu tiên... Đặc biệt là một số giải pháp chủ yếu như huy động các nguồn vốn đầu tư, các cơ chế, chính sách đào tạo nhân lực, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, mở rộng hợp tác, phối hợp với các bộ, ngành TƯ, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy quản lý và một số giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch khác. Có thể nói đây là những tiền đề quan trọng, những cơ sở cả khoa học và thực tiễn để tới đây Hà Nội phát huy hiệu quả hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của mình, từ đó phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, phấn đấu với mục tiêu hoàn thành CNH, HĐH trước 1-2 năm so với cả nước. Vì vậy, quy hoạch này đối với Thủ đô có ý nghĩa cực kỳ to lớn.
Đồng thời, trong quy hoạch cũng xác định mục tiêu, quan điểm quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của Thủ đô phải gắn với chiến lược phát triển của đất nước, gắn với quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, bảo đảm sự thống nhất trong chiến lược phát triển chung để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là động lực phát triển cho đất nước. Cho nên, quy hoạch này không chỉ có ý nghĩa riêng đối với Thủ đô Hà Nội mà còn có ý nghĩa với cả đất nước.
- Việc tổ chức thực hiện quy hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng. TP Hà Nội đã tính toán các giải pháp như thế nào để đưa quy hoạch này vào cuộc sống một cách hiệu quả?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch này, công việc đầu tiên của TP là tiến hành công bố, quán triệt tới các cấp, các ngành, đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến, thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, trên cơ sở đó triển khai các công việc tiếp theo. TP đang chỉ đạo rà soát lại hoặc xây dựng mới các quy hoạch chuyên ngành, các lĩnh vực, cũng như các quy hoạch tổng thể phát triển của các quận, huyện, thị xã bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch tổng thể. Riêng về Quy hoạch chung xây dựng đô thị Hà Nội, tới đây sẽ được Thủ tướng phê duyệt, TP sẽ tiếp tục triển khai đẩy mạnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chung các quận, huyện, thị xã; thiết kế các không gian đô thị làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng phát triển đô thị và nông thôn trong thời gian tới. Phấn đấu xây dựng đô thị Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại, tiên tiến và giàu bản sắc dân tộc. Ngoài ra, trên cơ sở quy hoạch tổng thể, TP đã, đang và sẽ lập các kế hoạch trung hạn, dài hạn, ngắn hạn làm cơ sở triển khai trong thời gian tới. Nội dung quy hoạch còn là căn cứ để nghiên cứu trình HĐND TP ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
- Hiện nay dư luận đang rất quan tâm khi nào toàn bộ hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được trình Thủ tướng phê duyệt? Mối tương quan giữa hai quy hoạch ra sao? Và liệu khi nào, người dân có thể được xem bản vẽ của đồ án này, thưa Chủ tịch?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: TP Hà Nội đang phối hợp với Bộ Xây dựng gấp rút hoàn thành những công việc cần thiết trong đồ án. Chiều 19-7, tôi nghe báo cáo thêm một lần nữa nhằm soát xét các nội dung liên quan để có thể ký cùng với Bộ Xây dựng trình Thủ tướng. Theo tinh thần chỉ đạo, Bộ Xây dựng và TP sẽ trình Chính phủ trước ngày 1-8-2011 toàn bộ hồ sơ cuối cùng của đồ án này. Trên cơ sở đó, Thủ tướng xem xét, phê duyệt trong thời gian gần nhất. Ngay sau khi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch này, cũng giống như quy hoạch tổng thể, TP cũng sẽ triển khai công bố công khai các nội dung để các cấp, các ngành và người dân nắm rõ và cùng tham gia thực hiện.
- Sự quan tâm đặc biệt của dư luận đối với đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cho thấy phần nào ảnh hưởng đối với đời sống kinh tế - xã hội, ý kiến của Chủ tịch về điều này?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô là quy hoạch chuyên ngành của Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Thủ đô nhằm đưa ra định hướng không gian phát triển KT-XH Thủ đô. Tổ chức không gian này là cơ sở, nền tảng để quy hoạch phát triển các chuyên ngành khác, đầu tư để phát triển không chỉ về đô thị mà còn phát triển không gian KT-XH của Thủ đô. Cho nên, quy hoạch này có ý nghĩa cũng như tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng.
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ định hướng thay đổi toàn bộ không gian kiến trúc của Hà Nội theo mô hình chùm đô thị. Để thực hiện việc này, TP xác định ưu tiên cho giải pháp mang tính đột phá nào, thưa Chủ tịch?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Giải pháp thực hiện quy hoạch này nằm trong giải pháp chung mà tới đây chúng ta sẽ phải thực hiện. Thứ nhất là thông tin công khai để mọi người cùng nắm rõ quy hoạch. Đây là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai là giải pháp nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn để tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông và bảo vệ môi trường, vừa để tháo gỡ rào cản hiện nay của chúng ta là hạ tầng thấp kém, vừa tạo động lực để đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, xây dựng các khu dân cư đồng bộ, hiện đại, tiện ích nhằm mục đích kéo giãn dân cư trong đô thị trung tâm ra bên ngoài, tạo điều kiện chỉnh trang, cải tạo hệ thống hạ tầng đô thị cũ. Đây có thể coi là khâu đột phá, trọng tâm nhất.
- Năm 2012, Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn dân phố cổ? Việc này có quan hệ mật thiết với việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng như quy hoạch tổng thể nói trên. TP sẽ triển khai giải pháp nào để thực hiện nhiệm vụ này?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Để thực hiện giãn dân ở nội đô ra bên ngoài, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước tiên, chúng ta phải di dời cơ sở sản xuất, trường ĐH lớn, kể cả các cơ quan hành chính ra bên ngoài. Còn giải pháp quan trọng nhất là phải tạo ra một khu đô thị mới với những tiện ích tốt hơn nhằm tạo sức hút đối với người dân tự động chuyển ra từ nội đô. Theo lộ trình, trong năm tới, chúng ta bắt đầu giãn dân của bốn quận nội thành với mục tiêu giảm từ hơn 1 triệu xuống còn dưới 1 triệu người. Riêng phố cổ, TP đã có chủ trương từ lâu là xây dựng một số khu đô thị mới hiện đại như Khu đô thị Việt Hưng để thu hút, vận động người dân trong phố cổ giãn ra phía bên ngoài, giảm mật độ dân cư. Nhiệm vụ này sẽ phải thực hiện được trong vòng 10 năm tới.
- Trong các giải pháp thực hiện các quy hoạch nói trên, vai trò của các cấp chính quyền rất quan trọng. Hiện nay, kỷ cương, kỷ luật hành chính còn hạn chế, trong khi nhiều địa phương thiếu cán bộ quản lý xây dựng, quy hoạch; năng lực quản lý của nhiều cán bộ đương nhiệm cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. TP sẽ khắc phục những vấn đề này như thế nào, thưa Chủ tịch?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện các quy hoạch này là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong đó, TP sẽ tập trung vào ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao năng lực, trách nhiệm, thái độ của đội ngũ công chức, viên chức - đội ngũ phục vụ hành chính công, làm sao gắn với kỷ cương hành chính. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá, đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.
Xu hướng hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền là ngoài nhiệm vụ quản lý, điều hành hành chính là quản lý phát triển đô thị. TP sẽ kiến nghị, đề xuất hoặc chủ động thực hiện trong thẩm quyền cho phép để bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về quản trị đô thị nhiều hơn nhằm tăng cường khả năng quản lý đô thị cho các cấp chính quyền trong khi chúng ta chưa có mô hình quản lý kiểu chính quyền đô thị.
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô là quy hoạch chuyên ngành của Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Thủ đô nhằm đưa ra định hướng không gian phát triển KT-XH Thủ đô. Tổ chức không gian này là cơ sở, nền tảng để quy hoạch phát triển các chuyên ngành khác, đầu tư để phát triển không chỉ về đô thị mà còn phát triển không gian KT-XH của Thủ đô. Cho nên, quy hoạch này có ý nghĩa cũng như tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng.
- Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sẽ định hướng thay đổi toàn bộ không gian kiến trúc của Hà Nội theo mô hình chùm đô thị. Để thực hiện việc này, TP xác định ưu tiên cho giải pháp mang tính đột phá nào, thưa Chủ tịch?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Giải pháp thực hiện quy hoạch này nằm trong giải pháp chung mà tới đây chúng ta sẽ phải thực hiện. Thứ nhất là thông tin công khai để mọi người cùng nắm rõ quy hoạch. Đây là giải pháp quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai là giải pháp nghiên cứu cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn để tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nhất là giao thông và bảo vệ môi trường, vừa để tháo gỡ rào cản hiện nay của chúng ta là hạ tầng thấp kém, vừa tạo động lực để đẩy nhanh tiến trình đô thị hóa, xây dựng các khu dân cư đồng bộ, hiện đại, tiện ích nhằm mục đích kéo giãn dân cư trong đô thị trung tâm ra bên ngoài, tạo điều kiện chỉnh trang, cải tạo hệ thống hạ tầng đô thị cũ. Đây có thể coi là khâu đột phá, trọng tâm nhất.
- Năm 2012, Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn dân phố cổ? Việc này có quan hệ mật thiết với việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô cũng như quy hoạch tổng thể nói trên. TP sẽ triển khai giải pháp nào để thực hiện nhiệm vụ này?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Để thực hiện giãn dân ở nội đô ra bên ngoài, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước tiên, chúng ta phải di dời cơ sở sản xuất, trường ĐH lớn, kể cả các cơ quan hành chính ra bên ngoài. Còn giải pháp quan trọng nhất là phải tạo ra một khu đô thị mới với những tiện ích tốt hơn nhằm tạo sức hút đối với người dân tự động chuyển ra từ nội đô. Theo lộ trình, trong năm tới, chúng ta bắt đầu giãn dân của bốn quận nội thành với mục tiêu giảm từ hơn 1 triệu xuống còn dưới 1 triệu người. Riêng phố cổ, TP đã có chủ trương từ lâu là xây dựng một số khu đô thị mới hiện đại như Khu đô thị Việt Hưng để thu hút, vận động người dân trong phố cổ giãn ra phía bên ngoài, giảm mật độ dân cư. Nhiệm vụ này sẽ phải thực hiện được trong vòng 10 năm tới.
- Trong các giải pháp thực hiện các quy hoạch nói trên, vai trò của các cấp chính quyền rất quan trọng. Hiện nay, kỷ cương, kỷ luật hành chính còn hạn chế, trong khi nhiều địa phương thiếu cán bộ quản lý xây dựng, quy hoạch; năng lực quản lý của nhiều cán bộ đương nhiệm cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. TP sẽ khắc phục những vấn đề này như thế nào, thưa Chủ tịch?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Một trong những giải pháp chủ yếu thực hiện các quy hoạch này là đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong đó, TP sẽ tập trung vào ban hành cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao năng lực, trách nhiệm, thái độ của đội ngũ công chức, viên chức - đội ngũ phục vụ hành chính công, làm sao gắn với kỷ cương hành chính. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá, đồng thời là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thời gian tới.
Xu hướng hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền là ngoài nhiệm vụ quản lý, điều hành hành chính là quản lý phát triển đô thị. TP sẽ kiến nghị, đề xuất hoặc chủ động thực hiện trong thẩm quyền cho phép để bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ về quản trị đô thị nhiều hơn nhằm tăng cường khả năng quản lý đô thị cho các cấp chính quyền trong khi chúng ta chưa có mô hình quản lý kiểu chính quyền đô thị.
Quy hoạch các khu công nghiệp với hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cũng là một nhiệm vụ cấp bách. Ảnh: Bá Hoạt |
Để khắc phục tình trạng thiếu cán bộ quản lý quy hoạch, xây dựng… TP đã có chủ trương cụ thể. Trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và phổ cập đối với đội ngũ cán bộ hiện nay có chương trình về quản lý đô thị. Tới đây, chúng tôi không chỉ phối hợp với các trường như ĐH Kiến trúc, ĐH Xây dựng để có những bộ môn về quản lý đô thị, mà còn chỉ đạo, tổ chức để các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành có chuyên môn về quản lý đô thị sẽ tham gia bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ cơ sở.
- Triển khai quy hoạch có hiệu quả không chỉ đòi hỏi nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô. Chủ tịch đánh giá thế nào về vai trò của các cơ quan TƯ cũng như các địa phương trong cả nước với việc thực hiện các quy hoạch quan trọng này?
- Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo: Hà Nội là Thủ đô, bộ mặt quốc gia, trái tim của cả nước. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển vừa qua, Thủ đô luôn nhận được sự quan tâm của TƯ, của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, sự quan tâm hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước, sự hợp tác của bạn bè quốc tế. Để quy hoạch này được triển khai hiệu quả trong thời gian tới, Hà Nội rất mong muốn nhận được sự lãnh đạo của TƯ, sự hỗ trợ, phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong cả nước. Đối với các bộ, ngành, chúng tôi mong muốn tới đây giúp cho Hà Nội lập quy hoạch chuyên ngành cho phù hợp với Thủ đô, phù hợp với mục tiêu chung của đất nước; nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay; chú trọng đến các chương trình, dự án của các bộ, ngành ở Thủ đô; hỗ trợ cho TP thu hút được các nguồn lực nhằm khai thác, phát huy hiệu quả tiềm năng thế mạnh của mình. Đối với các tỉnh, thành phố bạn trong cả nước, nhất là trong vùng Đồng bằng sông Hồng, chúng tôi mong được tiếp tục phối hợp xây dựng quy hoạch vùng, nhất là trong việc rà soát, sắp xếp, lựa chọn, phối hợp, hợp tác đầu tư để cùng phát triển.
Về phần mình, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô chủ động phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ của TƯ, sự hợp tác của các địa phương và dưới sự lãnh đạo của TƯ Đảng, Chính phủ sẽ tập trung triển khai có hiệu quả quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Xin cảm ơn Chủ tịch!
>> Xem Video Clip Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trả lời phỏng vấn(Theo chinhphu.vn):
|