Ngày 14/12/2012, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết “Thỏa thuận phối hợp triển khai chương trình xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2013 – 2015” giữa Bộ Xây dựng và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc phối hợp triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo thỏa thuận này, trong giai đoạn 2013-215, BIDV cam kết dành gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội. Cụ thể, đối với chủ đầu tư thực hiện dự án, doanh số cho vay tối đa là 10.500 tỷ đồng (chiếm 35% gói tín dụng); mức vay cho vay tối đa là 70% trên tổng mức đầu tư của dự án; lãi suất cho vay bằng lãi suất của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); thời gian cho vay tối đa 5 năm.
Đối với người mua nhà, doanh số cho vay tối đa là 19.500 tỷ đồng; mức cho vay tối đa là 85% trên giá trị căn nhà; lãi suất cho vay thấp hơn 10% so với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân các tổ chức tín dụng; mức lãi suất có thể thấp hơn trong trường hợp Nhà nước có cơ chế hỗ trợ; thời gian cho vay tối đa 15 năm.
Mức vốn cho vay cụ thể đối với từng dự án và từng khách hàng mua nhà do BIDV quyết định sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.
Đối tượng được BIDV xem xét cấp tín dụng bao gồm: Chủ đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích sàn căn hộ dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/ m2. Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ xem xét nhóm người mua nhà thuộc đối tượng được giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội, các đối tượng có thu nhập thấp, trung bình không đủ điều kiện được giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội nhưng có nhu cầu về nhà ở, các đối tượng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng đã xuống cấp hư hỏng hoặc diện tích bình quân dưới 8m2/ người.
Các hộ gia đình thuộc diện tái định cư mà chưa được Nhà nước bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư; chính quyền địa phương trực tiếp triển khai đầu tư hoặc mua lại nhà ở phục vụ cho các chương trình nhà ở tái định cư, nhà ở cho các gia đình chính sách, nhà ở cho cán bộ công nhân viên thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp… cũng sẽ là những đối tượng được xem xét để cấp tín dụng.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định Chính phủ và Quốc Hội đều yêu cầu tập trung phá băng thị trường BĐS. Hiện trên 50% tổng dư nợ tín dụng là BĐS , nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến tín dụng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô cũng như đời sống nhân dân.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là tập trung rà soát tất cả các dự án bất động sản, kiểm soát phát triển, đánh giá lại thị trường để có kế hoạch đầu tư phù hợp, khắc phục tình trạng phát triển theo phong trào, tự phát, thiếu kế hoạch, dựa vào nguồn cung ảo.
Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu để đưa ra chính sách về tài khóa tháo gỡ khó khăn cho thị trường./.
Theo thỏa thuận này, trong giai đoạn 2013-215, BIDV cam kết dành gói tín dụng trung dài hạn quy mô 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ triển khai các chương trình xây dựng nhà ở xã hội. Cụ thể, đối với chủ đầu tư thực hiện dự án, doanh số cho vay tối đa là 10.500 tỷ đồng (chiếm 35% gói tín dụng); mức vay cho vay tối đa là 70% trên tổng mức đầu tư của dự án; lãi suất cho vay bằng lãi suất của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB); thời gian cho vay tối đa 5 năm.
Đối với người mua nhà, doanh số cho vay tối đa là 19.500 tỷ đồng; mức cho vay tối đa là 85% trên giá trị căn nhà; lãi suất cho vay thấp hơn 10% so với mặt bằng lãi suất cho vay bình quân các tổ chức tín dụng; mức lãi suất có thể thấp hơn trong trường hợp Nhà nước có cơ chế hỗ trợ; thời gian cho vay tối đa 15 năm.
Mức vốn cho vay cụ thể đối với từng dự án và từng khách hàng mua nhà do BIDV quyết định sau khi tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.
Đối tượng được BIDV xem xét cấp tín dụng bao gồm: Chủ đầu tư triển khai các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có diện tích sàn căn hộ dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/ m2. Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ xem xét nhóm người mua nhà thuộc đối tượng được giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội, các đối tượng có thu nhập thấp, trung bình không đủ điều kiện được giải quyết nhu cầu về nhà ở xã hội nhưng có nhu cầu về nhà ở, các đối tượng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng đã xuống cấp hư hỏng hoặc diện tích bình quân dưới 8m2/ người.
Các hộ gia đình thuộc diện tái định cư mà chưa được Nhà nước bố trí đất ở hoặc nhà ở tái định cư; chính quyền địa phương trực tiếp triển khai đầu tư hoặc mua lại nhà ở phục vụ cho các chương trình nhà ở tái định cư, nhà ở cho các gia đình chính sách, nhà ở cho cán bộ công nhân viên thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp… cũng sẽ là những đối tượng được xem xét để cấp tín dụng.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khẳng định Chính phủ và Quốc Hội đều yêu cầu tập trung phá băng thị trường BĐS. Hiện trên 50% tổng dư nợ tín dụng là BĐS , nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến tín dụng, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế vĩ mô cũng như đời sống nhân dân.
Bộ trưởng nhấn mạnh: Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là tập trung rà soát tất cả các dự án bất động sản, kiểm soát phát triển, đánh giá lại thị trường để có kế hoạch đầu tư phù hợp, khắc phục tình trạng phát triển theo phong trào, tự phát, thiếu kế hoạch, dựa vào nguồn cung ảo.
Bên cạnh đó, Bộ cũng phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu để đưa ra chính sách về tài khóa tháo gỡ khó khăn cho thị trường./.
Sơn Bách (Vietnam+)