Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, những dự án chưa bồi thường và giải phóng mặt bằng nên dừng và động viên nhà đầu tư.
Đó là lời khuyên được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng dành cho các doanh nghiệp bất động sản (bất động sản) tại cuộc gặp gỡ, trao đổi với Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh chiều 20/10.
Hiện thị trường bất động sản đang đóng băng và đặc biệt khó khăn, bản thân các doanh nghiệp phải tự gỡ khó cho chính mình. Những dự án nào chưa bồi thường và giải phóng mặt bằng thì nên dừng và có chính sách động viên nhà đầu tư, tránh tình trạng thu hồi tràn lan, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thời điểm này, những dự án chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng nên dừng lại thì sẽ tốt hơn… Nếu cứ tiếp tục triển khai đầu tư theo phong trào như trước đây sẽ đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản do nguồn hàng tồn kho lớn hơn so với nhu cầu thực - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Trước mắt, Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thiện chính sách và việc giải quyết bài toán về thị trường bất động sản hiện nay sẽ phải xuất phát từ chính thực tiễn. Bộ Xây dựng đang giao các đơn vị chức năng tập trung tính toán lại tổng thể cung – cầu trên phương diện vĩ mô, thông qua việc đánh giá lại toàn bộ quỹ đất của các dự án đã được duyệt; phân loại cụ thể những dự án đã bồi thường giải phóng mặt bằng, đang bồi thường dở dang và chưa bồi thường giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, việc rà soát sẽ tập trung vào hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng sẽ thống kê số lượng các dự án, mức độ và quy mô đầu tư cân đối với quy hoạch phát triển của từng địa phương, phù hợp với tăng dân số, tránh tình trạng cung vượt xa cầu. Ngoài việc đưa ra lộ trình phát triển quỹ nhà ở phù hợp, phải rà soát để điều chỉnh lại công năng, quy mô, cơ cấu sản phẩm trên nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất đai, đảm bảo hiệu quả của nhà đầu tư, phù hợp với nhu cầu của người dân.
[TP.HCM phấn đấu xây 1 triệu m2 nhà xã hội mỗi năm]
Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp bất động sản phía Nam cũng đề xuất, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách về thủ tục đầu tư; hỗ trợ lãi suất, vốn và tiền sử dụng đất; điều chỉnh cơ cấu căn hộ; lấy lại lòng tin của khách hàng./.
Hiện thị trường bất động sản đang đóng băng và đặc biệt khó khăn, bản thân các doanh nghiệp phải tự gỡ khó cho chính mình. Những dự án nào chưa bồi thường và giải phóng mặt bằng thì nên dừng và có chính sách động viên nhà đầu tư, tránh tình trạng thu hồi tràn lan, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thời điểm này, những dự án chưa bồi thường, giải phóng mặt bằng nên dừng lại thì sẽ tốt hơn… Nếu cứ tiếp tục triển khai đầu tư theo phong trào như trước đây sẽ đẩy doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản do nguồn hàng tồn kho lớn hơn so với nhu cầu thực - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Trước mắt, Bộ Xây dựng đang khẩn trương hoàn thiện chính sách và việc giải quyết bài toán về thị trường bất động sản hiện nay sẽ phải xuất phát từ chính thực tiễn. Bộ Xây dựng đang giao các đơn vị chức năng tập trung tính toán lại tổng thể cung – cầu trên phương diện vĩ mô, thông qua việc đánh giá lại toàn bộ quỹ đất của các dự án đã được duyệt; phân loại cụ thể những dự án đã bồi thường giải phóng mặt bằng, đang bồi thường dở dang và chưa bồi thường giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, việc rà soát sẽ tập trung vào hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng sẽ thống kê số lượng các dự án, mức độ và quy mô đầu tư cân đối với quy hoạch phát triển của từng địa phương, phù hợp với tăng dân số, tránh tình trạng cung vượt xa cầu. Ngoài việc đưa ra lộ trình phát triển quỹ nhà ở phù hợp, phải rà soát để điều chỉnh lại công năng, quy mô, cơ cấu sản phẩm trên nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất đai, đảm bảo hiệu quả của nhà đầu tư, phù hợp với nhu cầu của người dân.
[TP.HCM phấn đấu xây 1 triệu m2 nhà xã hội mỗi năm]
Tại buổi làm việc, các doanh nghiệp bất động sản phía Nam cũng đề xuất, kiến nghị một số vấn đề liên quan đến cơ chế chính sách về thủ tục đầu tư; hỗ trợ lãi suất, vốn và tiền sử dụng đất; điều chỉnh cơ cấu căn hộ; lấy lại lòng tin của khách hàng./.
Thu Hằng (Vietnam+)