Mặc dù có nhiều tín hiệu tốt từ vĩ mô nhưng thị trường bất động sản vẫn vận hành một cách ì ạch. Câu hỏi đang đặt ra lúc này là tại sao các nguồn tiền chưa thể chảy vào thị trường?
Theo đánh giá của TS Trần Kim Chung - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực như lạm phát đã kiềm chế. So với tháng 12/2011, CPI tháng 8 tăng 2,86% và tăng 5,04% so với tháng 8 cùng kỳ năm ngoái. Tính trung bình CPI 8 tháng tăng 10,41% so với bình quân 8 tháng năm 2011. Chỉ số giá vàng tháng 8 tăng 0,41%, chỉ số giá USD vẫn tiếp tục giảm 0,15% so với tháng 7. Tăng trưởng GDP đã có chuyển biến tốt tuy không cao như mong muốn.
Đối với bất động sản, các hạn chế tín dụng đối với thị trường bất động sản đã được gỡ bỏ, các ngân hàng đã chủ động được xem xét quy mô tín dụng cho bất động sản, lãi suất ngân hàng đã giảm về mức có thể chấp nhận được. Đặc biệt, từ 15/7 những khoản nợ cũ trước đây với mức lãi suất cao đã được điều chỉnh về mức 15%/năm....
Tuy nhiên, diễn biến thị trường bất động sản những tháng đầu năm vẫn hết sức trầm lắng, các giao dịch không diễn ra hoặc diễn ra không có giá trị lớn. Các giao dịch đang có xu hướng giảm hoặc đi ngang. Các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn, một số đã ngừng hoạt động thậm chí phá sản.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì đang xảy ra với thị trường bất động sản, tại sao tiền chưa vận hành vào thị trường bất động sản mà ngược lại tiền lại có xu hướng vận hành ra khỏi thị trường bất động sản?
Tiến sĩ Trần Kim Chung cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng này là hệ thống ngân hàng đang tái cấu trúc. Điều này có nghĩa hệ thống ngân hàng cần phải có tiền để chi phí cho quá trình tái cấu trúc, vì thế chưa thể có nhiều nguồn lực cho bất động sản. Bên cạnh đó, từ sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dỡ bỏ các hạn chế tín dụng với bất động sản và hạ lãi suất đã kéo theo đó luồng tiên gửi vào hệ thống ngân hàng sẽ giảm đi. Hệ quả là lượng tín dụng dành cho bất động sản sẽ bị điều chỉnh trước khi có thể.
Bản thân thị trường bất động sản và hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường sau một thời gian đều bị gặp khó khăn về tài chính cũng như sản xuất. Một lượng vốn đến hạn phải được hoàn trả hệ thống ngân hàng trước khi có thể được giải ngân một nguồn vốn vay mới. Vì vậy, lượng tiền vận hành đến thị trường bất động sản nhỏ hơn lượng tiền đến hạn thanh toán. Lẽ tất yếu, tổng dư nợ tín dụng cho thị trường bất động sản giảm đi. Và trên thực tế, dự nợ tín dụng cho thị trường bất động sản đã không tăng mà giảm đi.
Bên cạnh đó, độ trễ chính sách là một trong những nguyên nhân căn bản làm tác động của việc hạ lãi suất, gỡ bỏ hạn chế đối với thị trường bất động sản chưa được vận hành. Từ chính sách của Chính phủ, NHNN, các ngân hàng thương mại cần có thời gian để hấp thụ chính sách và điều chỉnh hoạt động. Các khoản tiền gửi mới cần được hình thành để có thể chuyển hóa thành các khoản tiền vay.
Lẽ tất yếu, lượng tiền mới để giải ngân cho thị trương bất động sản cần có thời gian nữa. Hơn nữa, mới đây chỉ có trần lãi suất tiền gửi được điều chỉnh. Vấn đề lãi suất tiền cho vay đã được điều chỉnh hay chưa cũng chưa thực sự rõ ràng. Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản cũng cần có thời gian và năng lực đàm phán mới có thể tiếp cận được vốn.
Trong khi đó, các nguồn vốn khác chưa có chuyển biến rõ ràng, nguồn vốn đầu tư công về nguyên tắc là có thể giải ngân lớn trong 6 tháng cuối năm nhưng do nhiều nguyên nhân đã không thực sự lớn. Trong khi các nhà đầu tư tiềm năng chưa có động thái rõ rệt mà vẫn đang trong trạng thái chờ đợi. Vì vậy, các nguồn vốn chưa thực sự rõ rệt...
Để giải quyết được tình trạng này, theo ông Chung, yêu cầu hàng đầu hiện nay làm sao giải quyết được bài toán huy động các nguồn vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế.
Cụ thể, cần chú trọng đến việc chính quy hóa thị trường bất động sản, quỹ tiết kiệm bất động sản cần phải cho ra đời, cần triển khai nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường thế chấp thứ cấp. Đây là một công cụ quan trọng để tăng luồng tiền đối với thị trường bất động sản đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng đang nắm giữ nhiều tài sản dưới dạng thế chấp trong đó có bất động sản.
Đồng thời, do các ngân hàng có hạn mức tín dụng khác nhau và tính thanh khoản cũng khác nhau. Vì vậy, để luân chuyển luồng tiền cũng như các tài sản thế chấp, hệ thống thế chấp thức cấp cần được đưa vào thực tiễn...
Đối với bất động sản, các hạn chế tín dụng đối với thị trường bất động sản đã được gỡ bỏ, các ngân hàng đã chủ động được xem xét quy mô tín dụng cho bất động sản, lãi suất ngân hàng đã giảm về mức có thể chấp nhận được. Đặc biệt, từ 15/7 những khoản nợ cũ trước đây với mức lãi suất cao đã được điều chỉnh về mức 15%/năm....
Tuy nhiên, diễn biến thị trường bất động sản những tháng đầu năm vẫn hết sức trầm lắng, các giao dịch không diễn ra hoặc diễn ra không có giá trị lớn. Các giao dịch đang có xu hướng giảm hoặc đi ngang. Các doanh nghiệp gặp khó khăn lớn, một số đã ngừng hoạt động thậm chí phá sản.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là điều gì đang xảy ra với thị trường bất động sản, tại sao tiền chưa vận hành vào thị trường bất động sản mà ngược lại tiền lại có xu hướng vận hành ra khỏi thị trường bất động sản?
Tiến sĩ Trần Kim Chung cho rằng, nguyên nhân chính của tình trạng này là hệ thống ngân hàng đang tái cấu trúc. Điều này có nghĩa hệ thống ngân hàng cần phải có tiền để chi phí cho quá trình tái cấu trúc, vì thế chưa thể có nhiều nguồn lực cho bất động sản. Bên cạnh đó, từ sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dỡ bỏ các hạn chế tín dụng với bất động sản và hạ lãi suất đã kéo theo đó luồng tiên gửi vào hệ thống ngân hàng sẽ giảm đi. Hệ quả là lượng tín dụng dành cho bất động sản sẽ bị điều chỉnh trước khi có thể.
Bản thân thị trường bất động sản và hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường sau một thời gian đều bị gặp khó khăn về tài chính cũng như sản xuất. Một lượng vốn đến hạn phải được hoàn trả hệ thống ngân hàng trước khi có thể được giải ngân một nguồn vốn vay mới. Vì vậy, lượng tiền vận hành đến thị trường bất động sản nhỏ hơn lượng tiền đến hạn thanh toán. Lẽ tất yếu, tổng dư nợ tín dụng cho thị trường bất động sản giảm đi. Và trên thực tế, dự nợ tín dụng cho thị trường bất động sản đã không tăng mà giảm đi.
Bên cạnh đó, độ trễ chính sách là một trong những nguyên nhân căn bản làm tác động của việc hạ lãi suất, gỡ bỏ hạn chế đối với thị trường bất động sản chưa được vận hành. Từ chính sách của Chính phủ, NHNN, các ngân hàng thương mại cần có thời gian để hấp thụ chính sách và điều chỉnh hoạt động. Các khoản tiền gửi mới cần được hình thành để có thể chuyển hóa thành các khoản tiền vay.
Lẽ tất yếu, lượng tiền mới để giải ngân cho thị trương bất động sản cần có thời gian nữa. Hơn nữa, mới đây chỉ có trần lãi suất tiền gửi được điều chỉnh. Vấn đề lãi suất tiền cho vay đã được điều chỉnh hay chưa cũng chưa thực sự rõ ràng. Vì vậy, các doanh nghiệp bất động sản cũng cần có thời gian và năng lực đàm phán mới có thể tiếp cận được vốn.
Trong khi đó, các nguồn vốn khác chưa có chuyển biến rõ ràng, nguồn vốn đầu tư công về nguyên tắc là có thể giải ngân lớn trong 6 tháng cuối năm nhưng do nhiều nguyên nhân đã không thực sự lớn. Trong khi các nhà đầu tư tiềm năng chưa có động thái rõ rệt mà vẫn đang trong trạng thái chờ đợi. Vì vậy, các nguồn vốn chưa thực sự rõ rệt...
Để giải quyết được tình trạng này, theo ông Chung, yêu cầu hàng đầu hiện nay làm sao giải quyết được bài toán huy động các nguồn vốn từ các chủ thể trong nền kinh tế.
Cụ thể, cần chú trọng đến việc chính quy hóa thị trường bất động sản, quỹ tiết kiệm bất động sản cần phải cho ra đời, cần triển khai nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về thị trường thế chấp thứ cấp. Đây là một công cụ quan trọng để tăng luồng tiền đối với thị trường bất động sản đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, hệ thống ngân hàng đang nắm giữ nhiều tài sản dưới dạng thế chấp trong đó có bất động sản.
Đồng thời, do các ngân hàng có hạn mức tín dụng khác nhau và tính thanh khoản cũng khác nhau. Vì vậy, để luân chuyển luồng tiền cũng như các tài sản thế chấp, hệ thống thế chấp thức cấp cần được đưa vào thực tiễn...
Theo Anh Đào
VnMedia
VnMedia